Nói đến đồng hồ chúng ta sẽ dễ dàng liên tưởng tới các cụm từ như “chính xác”, “đúng giờ” hay “giá trị của thời gian” – những điều cũng vô cùng chính xác khi kết nối với một người đàn ông thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Để chọn đúng một chiếc đồng hồ nam thể hiện được những giá trị này, trước hết các quý ông cần nắm vững những kiến thức cơ bản để đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.
Cá tính không phải lúc nào cũng thể hiện qua những món phụ kiện gai góc hay quá nổi bật cầu kỳ. Một người đàn ông có gu luôn biết cách chọn phụ kiện phù hợp với mình, tinh tế, vừa đủ. Và một chiếc đồng hồ nam sẽ không thể thiếu trong danh sách những món phụ kiện đắt giá giúp định hình phong cách của họ.
Trước khi quyết định chọn một “người bạn đồng hành” phù hợp để gắn bó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kiến thức cơ bản nhất về đồng hồ nam nhé.
1. Chọn đồng hồ nam theo nơi sản xuất
Nhắc đến đồng hồ nam chắc hẳn ai cũng nghĩ tới Thụy Sĩ đầu tiên, nơi có lịch sử nghiên cứu và sản xuất đồng hồ nổi tiếng hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, những năm gần đây thế giới đang dần chú ý tới sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản với chất lượng bền bỉ vượt trội và mức giá hợp lý với hầu hết mọi người.
Một trong số đó phải kể tới đồng hồ SRWatch – thương hiệu được mệnh danh là “đồng hồ quốc dân” tại Nhật. SRWatch mang tới những thiết kế tối giản, bộ máy vận hành cực tốt, mức giá tầm trung đáp ứng hầu hết nhu cầu của bất cứ ai, mẫu mã đa dạng phù hợp để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cho tới các dịp trang trọng. Tại Việt Nam, đây cũng là sự lựa chọn xứng đáng trong tầm giá
2. Các loại máy đồng hồ thường gặp
Bạn sẽ thường gặp 3 loại máy đồng hồ là Quartz, Automatic, Solar-power watch với các phiên bản đồng hồ khác nhau.
- Máy Quartz: Đây là bộ máy chạy bằng pin phổ biến nhất và khá dễ dùng. Ưu điểm là độ bền và tốc độ chạy chính xác hơn, thông thường bạn sẽ phải thay pin sau khoảng 2 năm sử dụng.
- Máy Automatic: Là dạng đồng hồ không sử dụng pin, vận hành bằng các dây cót kết hợp cùng bánh tạ. Mỗi chuyển động ở tay sẽ làm bánh tạ di chuyển, kéo dây cót lên truyền năng lượng tới các trục kim số và dây liên tục chuyển động. Hiện nay có 2 loại đồng hồ automatic là lên dây cót bằng tay và lên tự động.
Với loại đồng hồ nam lên dây cót bằng tay bạn phải thường xuyên vặn núm để quay định lại thời gian chạy của đồng hồ. Còn với loại lên dây cót tự động, bánh tạ sẽ được chuyển động liên tục bởi cử động của tay, truyền năng lượng theo một cơ chế thích hợp để đồng hồ luôn vận hành mượt mà.
- Solar-Power Watch: Những chiếc đồng hồ nam chạy bằng pin đi kèm với việc sạc năng lượng bằng ánh sáng mặt trời, cho hiệu năng sử dụng pin dài lâu. Những hãng đồng hồ trên thế giới đang sử dụng bộ máy này có thể kể tới SRWatch.
3. Mắt kính đồng hồ nam phổ biến
Để đảm bảo độ chống nước và giữ được độ mới của đồng hồ lâu nhất, các hãng đồng hồ thường xuyên tìm cách cải thiện chi tiết này ngày một hoàn hảo hơn.
Ở một số loại đồng hồ phân khúc thấp ta thường bắt gặp mặt kính mica, thực chất đây là nhựa dày với độ bóng không cao và dễ bị trầy xước. Tuy nhiên, với những chiếc đồng hồ nam thời trang thể hiện sự thanh lịch, sang trọng thì giờ đây chúng ta có mặt kính sapphire chống trầy siêu tốt. Bên cạnh đó, còn có một loại kính sapphire nguyên khối với độ cứng chỉ thua kim cương, được sử dụng trong các thiết kế đồng hồ với giá đắt đỏ.
Thêm một loại kính thường được sử dụng là mineral glass được gọi là kính khoáng chất, tuy độ chống chầy có hơn kính sapphire một chút nhưng độ bền lại không được đánh giá cao bằng. Với những người dùng đồng hồ nam ít va chạm thì loại kính này vẫn có tính ứng dụng khá tốt.
Ngoài ra bạn cũng cần xác định độ dày mặt đồng hồ để lựa chọn cho phù hợp với tay:
- Mặt đồng hồ mỏng: từ 4mm đến 6mm
- Mặt đồng hồ trung bình: từ 7mm đến 11mm
- Mặt đồng hồ dày: từ 12mm to 14mm
- Mặt đồng hồ rất dày: từ 15mm đến 18mm
4. Các loại vỏ đồng hồ thường gặp
Loại vỏ phổ biến nhất là loại được làm từ thép không gỉ với đặc tính bền, không bị han rỉ khi gặp mưa và hao mòn theo thời gian. Các hãng thường sản xuất loại vỏ này kèm lớp mạ vàng hay bạc thì lớp mạ này sẽ rất bền, giữ được 2-3 năm cho vẻ ngoài luôn sáng bóng. Cách nhận biết loại vỏ này khi trên vỏ thường có ghi là Stainless steel hoặc all stainless, giúp bạn an tâm khi sử dụng vì loại vỏ này bảo vệ máy cực tốt.
Trên thị trường cũng sẽ có những loại vỏ khác như vỏ hợp kim chống xước gốm công nghệ cao, vỏ hợp kim titanium nhưng thường khá ít gặp.
5. Các loại dây đồng hồ
Bên cạnh 2 loại dây đồng hồ phổ biến nhất hiện nay là dây da và dây kim loại thì chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều loại dây khác trên thị trường:
– Dây da: gồm da trơn hoặc da vân
– Dây Inox hay thép không gỉ: bền, không bị oxy hoá
– Dây hợp kim Titanium: nhẹ, bền, không oxy hoá, màu trắng mờ
– Các loại dây khác: dây vải, dây cao su, dây silicon
6. Kích thước của đồng hồ nam
Kích thước là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn đưa ra quyết định có mua một chiếc đồng hồ hay không, vì một chiếc đồng hồ quá to hay quá nhỏ so với cổ tay sẽ khiến tổng thể bộ trang phục trở nên lạc quẻ.
Bạn có thể tham khảo bảng size dưới đây để có lựa chọn phù hợp cho mình nhé:
- Cỡ nhỏ: nhỏ hơn 36mm
- Cỡ trung bình: từ 37mm đến 40mm
- Cỡ lớn: từ 41mm đến 46mm
- Ngoại cỡ: từ 48mm trở lên
7. Một số lưu ý khi sử dụng
- Với đồng hồ sử dụng máy Quartz, bạn nên tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như tủ lạnh, tivi, máy vi tính hoặc điện thoại di động. Những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho pin của đồng hồ mau hết, đặc biệt tụ điện của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.
- Không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi.
- Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.